Nội dung bài viết
Tại sao trẻ cần bổ sung sắt?
Sắt là một khoáng chất cần cho sức khỏe, hệ miễn dịch và sự phát triển, nhất là ở não bộ. Các tế bào hồng cầu có chứa huyết sắc tố, một loại protein mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Cơ thể chúng ta cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Sắt cung cấp cho các tế bào hồng cầu màu sắc của họ. Khi trẻ không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu sẽ trở nên nhỏ và nhợt nhạt. Chúng không thể mang đủ oxy đến các cơ quan và cơ bắp của cơ thể bạn.
Ferritin được tạo thành từ các tiểu đơn vị chuỗi nặng và nhẹ, tạo ra một không gian rỗng hình cầu có thể chứa tới 4500 ion sắt. Các tế bào ruột có tuổi thọ ngắn, vì chúng bị bong tróc và thay thế vài ngày một lần. Do đó, sắt dự trữ trong ferritin bị mất đi khi bong vảy tế bào ruột. Thiếu sắt được định nghĩa là kết quả của việc giảm dần dự trữ sắt trong cơ thể trong thời gian dài dưới dạng ferritin, cuối cùng trở nên không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết trẻ cần bổ sung sắt
Những đứa trẻ sinh non thường thiếu máu do thiếu sắt vì những trẻ sẽ nhận được phần lớn các cửa hàng sắt từ mẹ của trong ba tháng cuối của thai kỳ. Em bé sinh ra từ những mẹ bị bệnh tiểu đường kiểm soát kém hoặc không kiểm soát. Với những trường hợp này, chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung sắt ngay từ khi trẻ mới sinh ra cho đến 12 tháng tuổi.
Thông thường, chỉ có khoảng từ 10-15% lượng sắt từ thực phẩm bên ngoài được cơ thể hấp thu. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ em bị thiếu sắt trở nên khá phổ biến ( tỷ lệ khoảng hơn 50%) bắt đầu từ tháng thứ 4 – giai đoạn lượng sắt trong sữa mẹ bắt đầu giảm và bé bắt đầu tập ăn dặm. Em bé được nuôi bằng sữa bò (thay vì sữa mẹ hoặc sữa tăng cường chất sắt) trong năm đầu đời có thể gây thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh vì trong sữa bò có ít chất sắt, gây mất một lượng nhỏ máu từ ruột và làm cho cơ thể khó hấp thụ sắt hơn.
Khi bé không nhận đủ chất sắt, chúng có thể cho thấy những dấu hiệu sau:
+ Tăng cân chậm.
+ Da nhợt nhạt.
+ Bú kém hoặc bỏ bú.
+ Khó chịu hoặc quấy khóc
+ Trẻ bị thiếu sắt có thể ít hoạt động thể chất và có thể phát triển chậm hơn.
Lựa chọn sắt để bổ sung cho trẻ em
Nguyên tắc chung để lựa chọn sắt cho trẻ em như sau:
– Thuốc sắt cho bé có mùi vị thơm ngon
Đa phần các sản phẩm chứa sắt đều có mùi tanh đặc trưng của kim loại, hơi ngái ngái nên khá khó uống. Chính vì vậy, khi uống sắt có thể làm cho bé cảm thấy “sợ hãi” và buồn nôn. Vì thế, mẹ nên lựa chọn dạng sắt hữu cơ vì mùi vị được cải thiện rõ rệt. Một số loại sắt hữu cơ đó là Sắt Bisglycinate, Sắt Polymaltose, Sắt Fumarate…
– Sắt cho bé có độ hấp thụ cao
Do đặc thù trẻ nhỏ không thể sử dụng một lượng thuốc quá nhiều. Việc lựa chọn sản phẩm sắt có sinh khả dụng cao là ưu tiên hàng đầu giúp bé sử dụng sản phẩm hiệu quả và dễ dàng hơn. Tình trạng trẻ bị thiếu sắt có được cải thiện hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của sắt là cao hay thấp.
Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng Sắt II hữu cơ vì Sắt 2 không cần chuyển hóa trong cơ thể trước khi được hấp thu mà có thể hấp thu ngay vào tế bào ruột. Điều này đem lại sinh khả dụng gấp 3-4 lần so với Sắt III – Theo hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ.
– Chọn sắt cho bé có không có tác dụng phụ
Hệ tiêu hóa của trẻ khá non nớt, do đó cha mẹ nên chọn các chế phẩm sắt với công thức tiên tiến, ở dạng hữu cơ sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu, giảm tác dụng phụ với trẻ.
Báo cáo của TS Nguyễn Thị Hải Hà – được đăng trên tạp trí Thời sự Y Học T1-2017 cho thấy sử dụng Sắt II Bysglicinate bữu cơ ( Ferrochel) có tác dụng phụ giảm đáng kể so với sử dụng Sắt Sulfate.
– Thuốc sắt cho bé có dễ sử dụng
Cha mẹ nên chọn thuốc sắt cho bé dạng giọt không nên chọn sắt dạng viên vì chúng khó nuốt và chúng có thể làm cho trẻ bị nôn trớ, hóc. Sắt dạng này cũng có khả năng hấp thụ cao hơn các loại sắt khác.
Lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ em
Trong báo cáo của hãng Buona – Italy , việc sử dụng sản phẩm Ferrodue ( Sắt 2 Bisglycinate) cho trẻ em, cha mẹ cần lưu ý sau:
- Sắt được hấp thu tối đa lúc đói. Vì vậy, nên uống trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
- Trong trường hợp, trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói (đau bụng, buồn nôn, nôn mửa…), có thể sử dụng trong hoặc sau bữa ăn, hoặc khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần.
- Cấu trúc Sắt 2+ với 2 đầu phân tử glycerine bảo vệ sắt khỏi sự ức chế của thức ăn và tương tác đường ruột →có thể dùng trong hoặc sau bữa ăn
- Một số thức ăn có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, café, coca và các loại nước có ga… Vì vậy, nên tránh dùng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi uống sắt. Tương tự với các thuốc dạ dày (như thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton….).
- Dạng lỏng có khả năng làm sậm màu răng của trẻ khi sử dụng trong một thời gian dài. Súc miệng, đánh răng sau khi uống.
- Bổ sung sắt có thể làm trẻ đi tiêu phân đen. Tuy nhiên, tác dụng này không gây hại.