FORGOT YOUR DETAILS?

TẠO TÀI KHOẢN

Montessori Phương pháp giáo dục tiên tiến
giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần

MONTESSORI CHỈ RA MỘT SỐ THỜI KỲ NHẠY CẢM TRONG QUÃNG THỜI GIAN TRẺ TỪ 0 - 6 TUỔI

Trí tuệ của trẻ có những giai đoạn tò mò và hứng thú cao độ - gọi là "thời kỳ nhạy cảm" - khi bé bị thu hút và quan tâm tới một số khía cạnh của môi trường. Quan trọng là ta phải hiểu được quá trình này vì mỗi giai đoạn làm một cơ hội mà nếu biết tận dụng sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của trẻ.

MARIA MONTESSORI - NHÀ SÁNG LẬP PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIÊN TIẾN, KHOA HỌC VÀ HOÀN THIỆN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.

“It is true that we cannot make a genius. We can only give to teach child the chance to fulfil his potential possibilities”. "Free the child's potential, and you will transform him into the world." -Sự thật là chúng ta không thể tạo ra một thiên tài, chúng ta chỉ giúp trẻ có cơ hội để khai phóng tiềm năng của bản thân. Hãy khai phóng tiềm năng của trẻ để mang trẻ hòa nhập với thế giới.

Phương pháp giáo dục Montessori được hình thành như thế nào?

Người sáng lập ra phương pháp giáo dục Montessori là Dr. Maria Montessori, bà sinh ngày 31.08.1870 tại Chiararavalle, Ancona, Ý.

maria-montessori

Sau khi trở thành người phụ nữ đầu tiên của nước Ý tốt nghiệp khoa Y trường Đại học Rome năm 1894, Montessori làm việc tại Bệnh viện Đại học Rome, bà bắt đầu quan tâm tới việc giáo dục những trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

Từ năm 1899 đến 1901, với cương vị là hiệu trưởng một trường dành cho trẻ em chậm phát triển, Montessori đã xây dựng hệ thống phương pháp giáo dục cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ và áp dụng rất thành công tại đây.

Từ năm 1901 đến 1907, Montessori tham gia giảng dạy tại các trường Đại học tại Rome và tiếp tục nghiên cứu triết học, tâm lý học, giáo dục học và hoàn thiện dần phương pháp giáo dục của bà. Năm 1907, Montessori thành lập: "Children's House"- một dạng trường dành cho trẻ em đầu tiên trên nước Ý. Tại đây, bà đã áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ em bình thường. Sự thành công đặc biệt của trường này đã giúp bà thiết lập hàng loạt ngôi trường tương tự trên nước Ý, và trong 40 năm sau đó, bà đã đi khắp châu Âu, Ấn Độ và Hoa Kỳ để giảng dạy, phổ biến, thiết lập hệ thống các trường áp dụng phương pháp giáo dục của bà.

Năm 1934, Montessori rời Ý để tránh chính quyền phát xít và sau đó đã định cư tại Hà Lan.

Phương pháp giáo dục "Montessori" là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh dựa trên những nguyên tắc kích thích những ý tưởng sáng tạo, khả năng tự lập, khả năng tự học của học sinh, kích thích niềm say mê học tập thông qua những loại hình tổ chức phối hợp và nguyên tắc trẻ em phải được đối xử như một nhân cách cá nhân hoàn chỉnh và độc lập.

Phương pháp giáo dục của Montessori đã được trình bày trong các tác phẩm của bà như: The Montessori Method (1912), The Secret of Childhood (1936), Education for a New Work (1946), To Educate the Human Potential (1948)

Bà mất ngày 06.05.1952 tại Nordwijk Aan Zee, Hà Lan.

Giáo dục Montessori áp dụng cho độ tuổi nào là phù hợp nhất?

Giáo dục Montessori thích hợp nhất ở giai đoạn trẻ 0 - 6 tuổi

Khi bạn nhìn thấy trẻ lặp đi lặp lại một động tác hoặc vô cùng chú ý đến một động tác thì xin bạn hãy nhớ những trải nghiệm này có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng kết nối của não bộ, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ

so-do-nao-tre

Thời kỳ nhạy cảm vô cùng quan trọng với sự trưởng thành của trẻ, vì đây là giai đoạn trẻ có thể rèn luyện một khả năng đặc biệt nào đó một cách dễ dàng, thoải mái nhất. Nếu trong giai đoạn này trẻ không được "tự do hoạt động" thì sau này chúng rất khó hoặc vĩnh viễn mất đi cơ hội rèn luyện khả năng đặc biệt nào đó.

Ví dụ như giai đoạn trẻ nhạy cảm với ngôn ngữ: Người lớn chúng ta để học được một ngoại ngữ thường rất vất vả, nào là phải đến trường học để giáo viên hướng dẫn, học phát âm, học ngữ pháp, luyện nghe, luyện nói, kết quả là phải mất 10 năm thậm chí là 20 năm.

Tại sao giáo dục Montessori lại là từ 0-6 tuổi?

Tâm trí tiếp nhận của trẻ em dưới 6 tuổi bao gồm tiếp nhận vô thức của 3 năm đầu và tiếp nhận có ý thức của 3 năm sau. Tiếp nhận vô thức từ 0 - 3 tuổi giống như chụp ảnh, những hình ảnh tiếp nhận được khắc sâu trong não bộ, rất khó xóa bỏ. Trẻ em từ 3 - 6 tuổi vẫn có tâm trí tiếp nhận, nhưng trong trạng thái có ý thức, nhờ sự giúp đỡ của hai tay để tiếp nhận các sự vật bên ngoài làm phong phú sự trải nghiệm giúp trẻ trưởng thành hơn… Mỗi ngày là một điều mới lạ để trẻ phát hiện và có những trải nghiệm mới. Áp dụng phương pháp giáo dục Montessori trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng trong mỗi bé.

Trẻ cần trong khoảng thời gian này,  không phải là sự giúp đỡ chỉ dạy của người lớn mà là một môi trường hoạt động tự do, hoàn toàn không có người lớn, đó chính là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của chúng. Trong một vài trường hợp, cha mẹ và giáo viên lại là những vật cản đối với sự phát triển của trẻ… Đây chính là những lý thuyết cơ bản của phương pháp giáo dục Montessori.

Có thể tự dạy Montessori tại nhà cho trẻ?

Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu phương pháp giáo dục Montessori có thể áp dụng dạy bé tại nhà hay không? Hay giao phó cho một ngôi trường Montessori nào đó? Và việc dạy Montessori tại nhà có hiệu quả không nhỉ?

Chọn phương pháp giáo dục cho con, đặc biệt là trong những năm đầu đời, có thể là một quyết định quan trọng nhất của bạn, ảnh hưởng tới tương lai của con. Nghiên cứu chứng minh rằng giáo dục  mầm non có thể có tác động suốt đời. Các quyết định bạn cho con bây giờ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ học tập, kiến thức xã hội của con qua tuổi vị thành niên, tới các trường đại học và suốt cuộc đời.

montessori-tai-nha

Nếu bạn đã thực hiện hoặc đang nghĩ đến việc đưa ra quyết định đăng ký cho con mình vào một trường Montessori, có lẽ bạn đang tự hỏi rất nhiều, chẳng hạn như:

  • Tôi cần phải làm gì để hiểu rõ cách tiếp cận với phương pháp giáo dục Montessori?
  • Tôi có thể làm gì ở nhà để giúp làm cho trải nghiệm Montessori của con phong phú hơn?
  • Điều gì làm cho phương pháp giáo dục Montessori trở nên độc đáo?

Lần đầu tiên bạn bước vào một lớp học Montessori, bạn thấy những gì? Những vật dụng, đồ chơi giàu trí tuệ, giàu tính tưởng tượng, những đứa trẻ say mê chơi trong trật tự, bình tĩnh…Đó có phải là môi trường tương tự bạn muốn tạo ra tại nhà của mình, và nó không khó khăn như bạn nghĩ. Cuối cùng, nếu như lớp học có tới 20 đứa trẻ có thể chơi đùa trong sự ngăn nắp, trật tự thì tại nhà của bạn là điều chắc chắn có thể.

Vậy không còn gì phải phân vân nữa, chắc chắn bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp Montessori tại nhà cho con.

Nên dạy những gì cho trẻ theo phương pháp Montessori tại nhà?

Vậy là bạn đã quyết định sẽ dạy Montessori tại nhà, dưới đây là một số cách cụ thể bạn có thể tăng cường trải nghiệm cho con bạn bằng cách sử dụng các nguyên tắc Montessori ở nhà.

Khuyến khích sự độc lập

"Một người giúp việc luôn làm mọi việc cho đứa trẻ, trong khi đó một người mẹ phải là một nhà giáo dục." Maria Montessori

Bạn có thể tiếp tục trải nghiệm Montessori cho trẻ ở nhà bằng cách giúp con học cách tự chăm sóc cơ thể mình, tìm hiểu những niềm vui của một cuộc sống có trật tự, và học để trở thành người đóng góp cho gia đình. Bằng cách này, bạn có đem lại một cảm giác tự tin "Tôi có thể làm điều đó cho bản thân mình!"

Thiết lập trật tự

Trật tự của một lớp học Montessori cũng có thể được lặp lại ở nhà. Thiết lập trật tự trong gia đình sẽ giúp trẻ trở nên độc lập hơn. Một môi trường có trật tự giúp trẻ tập trung vào các nhiệm vụ trong khả năng của mình. Trái với những gì bạn nghĩ, trẻ em (giống như tất cả người trưởng thành) thực sự có một mối quan hệ tự nhiên với trật tự. Các con chỉ cần được chỉ dạy theo hướng dẫn.

montessori ở nhà

Sau đây là một số ví dụ khác về cách sắp xếp ngôi nhà của bạn để khuyến khích trẻ hoạt động, phát triển sự tự tin và độc lập theo phương pháp Montessori:

  • Đặt móc quần áo trong tủ, chỗ treo khăn trong phòng tắm thấp hơn để bé có thể treo quần áo và khăn riêng của mình.
  • Treo bánh xe màu sắc trong phòng ngủ để đứa trẻ có thể nhìn thấy những màu sắc đi cùng nhau khi chọn ra quần áo.
  • Ngăn kéo tủ quần áo có thể được dán nhãn với hình ảnh vui nhộn hoặc hình ảnh của đồ lót, áo sơ mi, tất…. In hoặc đánh tên của các hạng mục đi cùng với hình ảnh.
  • Kệ thấp là một nơi tốt để cất đồ chơi, nhưng tránh các hộp quá lớn vì khi đó nó có thể nhanh chóng trở thành nơi vất đồ linh tinh.
  • Một ghế nhỏ bên bồn rửa cho phép trẻ em bật vòi nước trong nhà bếp và phòng tắm. Điều đó có nghĩa là bé có thể đánh răng, rửa mặt và rửa tay, và thậm chí giúp cha mẹ làm đồ ăn.
  • Giữ tất cả các đồ dùng vệ sinh của bé (bàn chải đánh răng, kem đánh răng, cốc nước…) trong một hộp nhỏ trên kệ phòng tắm hay trong một ngăn kéo thấp để bé có thể lấy chúng một cách dễ dàng.
  • Đặt những món ăn vặt đơn giản chẳng hạn như ngũ cốc, đậu phộng… trên kệ thấp đặc biệt trong nhà bếp để bé có thể tự lấy. Đặt một bình sữa hoặc các thức uống lành mạnh khác dành cho trẻ trên kệ thấp để bé có thể rót cho mình một cốc và thưởng thức.

Giúp trẻ cảm thấy có ích

Trong một lớp học Montessori, trẻ được dạy để có ích cho người khác và chăm sóc chính lớp học của mình. Bé rửa bàn ghế, phủi bụi, sắp xếp các kệ và tham gia vào tất cả các loại hoạt động đó giúp bé cảm thấy là thành viên có giá trị của nhóm và nâng cao lòng tự trọng của bé. Tất nhiên tất cả các hoạt động này đều có giá trị về vận động, nhưng nó tạo sự đồng cảm và giúp trẻ phát triển các phản ứng cảm xúc được xây dựng trong hướng tới việc quan tâm, chăm sóc người khác.

quan-tam-toi-nguoi-khac

Một số lời khuyên về việc làm thế nào để dạy cho con bạn bao gồm:

  • Hãy để trẻ học với mức độ tùy vào từng trẻ. Thường thì những bài học cho trẻ phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì lý do này, khi đang vội vã, chẳng hạn như khi tất cả mọi người đang vội vã ra khỏi cửa vào buổi sáng, không phải là thời gian tốt cho việc giảng dạy. Làm điều đó tại nhà khi bạn có nhiều thời gian và sự bình tĩnh.
  • Khi trẻ cố gắng làm một cái gì đó lần đầu tiên và làm sai (như trẻ thường làm), không sửa ngay lập tức hay chỉ trích. Ở đây chúng ta chú trọng về sự nỗ lực, không phải vì kết quả. Bởi tất cả các cách dạy trẻ làm thế nào để đi giày đúng chân hoặc rót sữa mà không làm đổ, nhưng thời gian sau đó trẻ không kết nối được giữa việc điều chỉnh với nỗ lực của trẻ. Hãy nhớ rằng những lời chỉ trích làm giảm động lực và lòng tự trọng. Và tạo ra một rào cản đối với việc học tập.
  • Đừng can thiệp khi trẻ đang cố gắng tìm hiểu cái gì đó. Trẻ sẽ thấy khó tập trung nếu bạn nhảy vào chỉ dẫn cho đúng hay giải thích. Ngoài ra, trẻ em sẽ không học được những kỹ năng nếu chúng ta làm điều đó cho chúng; và tệ hơn, chúng có thể học cách chờ đợi người khác làm điều đó.

Phát triển sự tập trung

Maria Montessori luôn nói rằng một đứa trẻ tập trung là một đứa trẻ hạnh phúc. Bất cứ khi nào có thể, không làm gián đoạn một đứa trẻ khi bé được tham gia và tập trung vào một cái gì đó. Bạn có thể khuyến khích tập trung bằng cách chú ý đến những gì con bạn quan tâm, thích thú, và sau đó chắc chắn rằng bạn cung cấp cho con cơ hội và các vật dụng để thực hiện. Con bạn có thích nước không? Hãy để bé rửa cốc chén hoặc lau sàn bằng xà phòng. Nếu bé thích xây những “công trình” như từ tăm, gỗ hoặc bìa cứng… thì chắc chắn bạn phải có những vật liệu đó trên tay.

Hòa mình vào thiên nhiên

Hòa mình vào thiên nhiên là điều mà trẻ nào cũng rất hứng thú và đây cũng là lời khuyên của Montessori. Đi dạo trong rừng với trẻ để nhặt nón thông, lá và hạt, hoặc vẽ các loài chim mà bé nhìn thấy. Khuyến khích các con quan sát côn trùng (như một trang trại kiến) hoặc động vật trong tự nhiên. Cây trồng từ hạt hay mầm luôn khiến trẻ vui thích , và vô cùng lý tưởng khi có một khu vườn ở sân sau. Nơi lý tưởng khác mà trẻ có thể dành hàng giờ chơi tại đó là một bãi biển đầy cát trắng với những con sò, con ốc xinh xắn.

hoa-minh-vao-thien-nhien

Luyện kỹ năng sống tại nhà

Hãy cho trẻ trải nghiệm cuộc sống và chăm sóc môi trường sống của chính mình tại nhà bằng những việc như: gấp quần áo cho vào cặp, đánh giày, phân loại quần áo khỏi máy giặt…Trẻ em sẽ rất thích thú với một chiếc hộp đầy cúc và phân loại chúng theo những màu sắc, hình dáng và kích thước khác nhau. Đây là một ví dụ hoàn hảo về cách bạn có thể lấy vật dụng hàng ngày (càng đẹp và thú vị càng tốt) để tạo thành giáo cụ cho con vui chơi, học tập. Một trong những kinh nghiệm học tập tốt nhất mà phương pháp Montessori đã đề cập là từ những điều rất bình dị trong cuộc sống, đem lại cho trẻ cơ hội tiếp thu và kỹ năng vận động.

Cho phép tự khám phá

Trẻ em thích tự mình khám phá . Là một phụ huynh, vai trò của bạn là giúp tạo ra môi trường và dành thời gian để trẻ tự khám phá. Bạn có thể giúp con như: đặt câu hỏi định hướng, cung cấp một số bước cho một hoạt động nào đó, dành cho bé thời gian để khám phá và phản ánh những gì bé nhìn thấy hoặc trải qua. Đó là thử thách cho chính bạn, là phụ huynh, bạn không nên vội vàng trả lời ngay khi con hỏi, sự kiên nhẫn của bạn sẽ làm cho con cảm thấy tò mò và thực sự vui sướng khi khám phá ra điều gì đó, cảm xúc ấy sẽ nuôi dưỡng tình yêu học tập suốt đời của trẻ.

Khuyến khích lựa chọn và thích thú học tập

Trẻ em cũng giống như người lớn, sẽ học tốt nhất khi được tự chọn. Tại nhà, nếu bạn muốn chơi một trò chơi hoặc tham gia một hoạt động với con bạn, đầu tiên hãy chắc chắn rằng bé sẽ quan tâm. Bạn giới thiệu một trò chơi mới khi con bạn sẵn sàng nhất cho một trải nghiệm mới. Thường là khi bé thoải mái và đã được nghỉ ngơi. Các hoạt động trẻ đã biết thì trẻ có thể làm bất cứ lúc nào. Hãy sẵn sàng dừng một hoạt động nếu con bạn không còn hứng thú và muốn dừng lại. Hãy cố gắng kết thúc nhưng với thái độ tích cực như: "Chúng tôi sẽ làm việc này sau, khi con đã sẵn sàng”.

Khuyến khích

Montessori khuyên rằng: Không đưa ra phần thưởng. Đã bao giờ bạn hứa cho con phần thưởng vật chất khi con hoàn thành nhiệm vụ chưa? Điều này thường hấp dẫn và có thể có một tác động ngắn hạn. Nhưng xem xét lại những lần đó xem nào. Khi bạn sử dụng phần thưởng bên ngoài để thúc đẩy con, trẻ đã biết rằng không có động lực bên trong giúp trẻ hoạt động, và lý do duy nhất để làm điều đó là nhận quà.

Với việc áp dụng những lời khuyên trên, bạn đang cùng con trải nghiệm phương pháp giáo dục Montessori tại nhà rồi đấy!

Thời kỳ nhạy cảm là gì và xuất hiện ở độ tuổi nào?

Phương pháp giáo dục Montessori nói rất nhiều tới cụm từ "Thời kỳ nhạy cảm". Khái niệm này nghe có vẻ trừu tượng, thời kỳ nhạy cảm là như thế nào?  Nó có quá phức tạp không?

Từ lúc bé cất tiếng khóc chào đời tới lúc biết đi, biết nói, biết viết… tất cả đều bắt đầu từ con số 0. Vậy có khi nào bạn đặt ra câu hỏi: Trẻ làm thế nào để hoàn thành những nhiệm vụ “vô cùng khó khăn” để có thể thích ứng với thế giới phức tạp này?

Montessori từng nói: “Những đứa trẻ trải qua thời kỳ nhạy cảm đang nhận sự “chỉ huy” từ một mệnh lệnh thần kỳ trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng cũng nhận được sự khích lệ”.

Trong quá trình phát triển từ 0-6 tuổi, trẻ chịu sự chi phối của sức sống nội tại, ở một giai đoạn nào đó sẽ vô cùng chú ý tới những đặc trưng của sự vật trong một môi trường nào đó, đồng thời không ngừng lặp lại quá trình thực tiễn. Đây chính là thời kỳ nhạy cảm của trẻ. Sau khi thuận lợi vượt qua thời kỳ nhạy cảm, trí tuệ của trẻ sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

Như vậy bạn nên nhớ rằng thời kỳ nhạy cảm đặc trưng bởi những điểm sau: ở một giai đoạn – chú ý đặc trưng – không ngừng lặp lại.

Thời kỳ nhạy cảm không chỉ là giai đoạn quan trọng trong việc học tập của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn và tính cách của chúng. Do vậy, cha ẹm nên tôn trọng những hành động mà tự nhiên đã ban tặng cho trẻ, đồng thời đưa ra những định hướng cần thiết, giúp trẻ không bỏ lỡ cơ hội duy nhất này.

0 - 6 tuổi là thời kỳ nhạy cảm vô cùng quan trọng với sự trưởng thành của trẻ, vì đây là giai đoạn trẻ có thể rèn luyện một khả năng đặc biệt nào đó một cách dễ dàng, thoải mái nhất.

thoi-ky-nhay-cam-0-den-6-tuoi

Chuyên gia giáo dục Montessori cho rằng, trẻ em từ 0 - 6 tuổi còn gọi là thời kỳ nhạy cảm (Sentive periods). Do nhận được sự điều khiển của tiềm năng đặc biệt bên trong, nên chúng nhạy cảm với một đồ vật hoặc động tác nào đó, thông qua các hành động bộc phát, trẻ có thể làm đi làm lại nhiều lần động tác đó cho đến khi thỏa mãn mới dừng lại. Khi trẻ đã đạt được mục đích thì cảm giác đó sẽ dần mất và được thay thế bằng một sự nhạy cảm khác.

thời kỳ nhạy cảm, trẻ thường nghịch ngợm, liên tục dùng giác quan để trải nghiệm và nhận thức về thế giới xung quanh. Trẻ dưới 3 tuổi rất khó có thể hiểu được các khái niệm trừu tượng và chúng ta cũng rất khó dạy chúng cho trẻ như: màu sắc, kích thước dài ngắn, mùi vị, âm cao, âm thấp, hình dạng… Trẻ chỉ có thể dùng mắt nhìn, dùng tay sờ, dùng tai nghe, dùng mũi ngửi, cứ thế lặp đi lặp lại, so sánh, quan sát mới có thể hiểu được.

Tại thời kỳ nhạy cảm, cha mẹ cần lưu ý gì?

Thời kỳ nhạy cảm không chỉ là giai đoạn quan trọng trong việc học tập của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn và tính cách của chúng. Do vậy, cha ẹm nên tôn trọng những hành động mà tự nhiên đã ban tặng cho trẻ, đồng thời đưa ra những định hướng cần thiết, giúp trẻ không bỏ lỡ cơ hội duy nhất này.

Một số thời kỳ nhạy cảm mà cha mẹ cần biết:

Thời kỳ nhạy về ngôn ngữ (0-6 tuổi)
Thời kỳ nhạy cảm về sự vật nhỏ bé xung quanh (1 – 4 tuổi)
Thời kỳ nhạy cảm về trật tự ( 0-4 tuổi)
Thời kỳ nhạy cảm về vận động (0-6 tuổi)
Thời kỳ nhạy cảm về các giác quan (0-6 tuổi)
Thời kỳ nhạy cảm về văn hóa (2,5 -6 tuổi)
Thời kỳ nhạy cảm về phát triển xã hội hóa (2,5 – 6 tuổi)
Thời kỳ nhạy cảm tập viết (3,5 – 4,5 tuổi)
Thời kỳ nhạy cảm về tập đọc (4,5 – 5,5 tuổi)

Sâu bướm cũng có những thời kỳ nhạy cảm

Sâu bướm cũng có những thời kỳ nhạy cảm

Trường học chuẩn Montessori được nhận biết như thế nào?

Giáo dục Montessori được hiểu là lý luận và phương pháp giáo dục được hình thành thông qua quan sát và nghiên cứu các hành vi tự phát trong quá trình phát triển của trẻ. Tiến sỹ Maria Montessori khiêm tốn cho rằng bà không nghiên cứu gì cả mà chỉ đơn thuần là ghi chép lại những gì trẻ làm mà bà quan sát được, do vậy bà chưa bao giờ đăng ký bản quyền cho phương pháp giáo dục Montessori. Cũng vì thế các trường học Montessori đều là các đơn vị kinh doanh độc lập. Tại Việt Nam, số lượng trường Montessori mở ra ngày càng nhiều nhưng có trường có chất lượng đào tạo như trường Montessori, có trường thì chỉ có một số giáo cụ Montessori và tự xưng là trường Montessori.

Mô hỉnh lớp học Montessori

Mô hỉnh lớp học Montessori

Vậy các bậc phụ huynh cần có thông tin đánh giá để lựa chọn trường dạy Montessori cho đúng.

Một trường học Montessori đúng nghĩa (theo tiêu chuẩn Mỹ) thì cần có những yêu cầu sau:

  1. Môi trường học được chuẩn bị tốt, phù hợp với yêu cầu phát triển của trẻ.
  2. Trong lớp có ít nhất 01 giáo viên có chứng nhận đạo tạo chính quy và có một năm kinh nghiệm thực tế. Giáo viên này cần nắm vững các lý luận chủ yếu của Giáo dục Montessori và vận dụng trong dạy học. Đồng thời vị giáo viên này phải tạo ra một môi trường học phù hợp với trẻ, có khả năng thông qua quan sát hiểu được trình độ và nhu cầu của trẻ để xây dựng kế hoạch học tập theo từng cá nhân và cả lớp; biết cách truyền thụ, sử dụng và thiết kế giáo cụ, hiểu được cần phối hợp với phụ huynh như thế nào?
  3. Học sinh gồm những trẻ có độ tuổi khác nhau (từ 0 – 1,5 tuổi; 1,5 – 3 tuổi; 3-6 tuổi), có hoàn cảnh gia đình khác nhau.
  4. Có bộ giáo cụ Montessori (trong đó có bộ giáo cụ tự thiết kế)
  5. Khi sắp xếp thời gian biểu, cần có khoảng thời gian trẻ tự do lựa chọn hoạt động vui chơi theo nhu cầu.
  6. Cổ vũ trẻ giao lưu, cùng học tập, cùng thảo luận, an ủi lẫn nhau; giải quyết mâu thuẫn, chú trọng phát triển tình cảm.
  7. Thực hiện mở cửa với bên ngoài, cho phép phụ huynh được vào tham quan theo lịch hẹn trước.

Sản phẩm BUONA

BUONA là thương hiệu những sản phẩm chăm sóc sức khỏe đặc chế dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm Buona đạt tiêu chuẩn lưu hành nội địa Italy, tiêu chuẩn Châu Âu khắt khe nhất trong từng công đoạn sản xuất với những công nghệ bào chế tiên tiến.

Buona nỗ lực mỗi ngày nhằm đạt mục tiêu là trở thành thương hiệu tin cậy luôn đồng hành với mẹ và bé. 

TOP
Tư vấn qua Zalo