ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN CỦA BẠN ĐỂ SỬ DỤNG NHIỀU CHỨC NĂNG HƠN

TẠO TÀI KHOẢN Bạn quên mật khẩu?

FORGOT YOUR DETAILS?

AAH, WAIT, I REMEMBER NOW!

TẠO TÀI KHOẢN

BẠN ĐÃ CÓ TÀI KHOẢN?
TƯ VẤN SẢN PHẨM: 0971 468 666
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Buona.vn

Buona.vn

CÔNG TY TNHH NC VIỆT NAM

04.3689 5666
Email: contact.ncvietnam@gmail.com

NC Viet Nam
105 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Open in Google Maps
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Buona Energia Oro
    • Buonavit Baby
    • Buonavit D3F
    • Buonavit D3 Forte
    • Cafir D3
    • Ferrodue
    • Buona Circadiem
    • Simbiosistem gocce
    • Simbiosistem gói 2g
    • PEGinpol
    • Buona Difesa
    • Nebial 3% Spray
    • Nebial 3% Flaconcini
    • IsoNebial Flaconcini
    • Nebial 3% KIT
  • Hỏi đáp
  • Cẩm Nang Sức Khỏe
  • Thế giới Buona
    • Giáo dục Montessori
    • Buona sáng tạo
    • Tài liệu Buona
  • Sự kiện
  • Liên hệ
Chuyên GiaTư vấn
  • Home
  • Cẩm Nang Sức Khỏe
  • Dấu hiệu khi trẻ bị thiếu sắt
16 Tháng Năm, 2022

Dấu hiệu khi trẻ bị thiếu sắt

Dấu hiệu khi trẻ bị thiếu sắt

by Tư vấn Buona / Thứ Năm, 12 Tháng Mười Một 2020 / Published in Cẩm Nang Sức Khỏe
Thiếu máu do thiếu sắt

Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể. Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể. Nó tham gia vào quá trình vận chuyển oxy, vận chuyển electron, tổng hợp DNA… và có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức của cơ thể.

Nếu lượng sắt trong cơ thể giảm quá thấp, có thể phá vỡ các chức năng này và dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Sắt đặc biệt quan trọng trong thời kỳ tăng trưởng. Vì lý do này, trẻ em có nguy cơ bị thiếu sắt và thiếu máu cao hơn những người khác ở trong thời kỳ tăng trưởng.

Nội dung bài viết

  • Các triệu chứng thiếu sắt
  • Nguyên nhân trẻ thiếu sắt
  • Chẩn đoán thiếu sắt ở trẻ
  • Chữa trị thiếu sắt thế nào?
  • Khi nào cần  đi khám ?

Các triệu chứng thiếu sắt

Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt thường rất nghèo nàn, xảy ra từ từ, khó nhận biết. Trẻ thiếu máu thiếu sắt thường xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt). Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch. Nếu thiếu máu nặng có thể biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở khi gắng sức (chạy nhảy, vận động mạnh), sút cân, rối loạn tiêu hóa, lách to nhẹ… Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm phát triển tâm thần vận động. Trẻ em học đường kém tập trung, giảm trí nhớ dẫn đến kết quả học tập thường kém.

Triệu chứng người bị thiếu sắt – thiếu máu

Các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu sắt, cũng như sức khỏe tổng thể. Thiếu sắt nhẹ hoặc trung bình có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu thể chất do thiếu hụt sắt, chẳng hạn như: móng tay dễ gãy, nứt khóe miệng, rụng tóc, viêm lưỡi, da nhợt nhạt, nhịp tim hoặc nhịp thở không đều.

Nguyên nhân trẻ thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là cung cấp sắt không đủ: Chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, uống sữa công thức không bổ sung sắt, cho ăn bột thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Ở trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ và trẻ sinh đôi, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít nên cũng dễ thiếu sắt.

Một nguyên nhân khác là do hấp thu sắt kém: trẻ bị tiêu chảy kéo dài, thiểu toan dạ dày, rối loạn hấp thu hoặc có dị dạng ở dạ dày ruột. Một số tình trạng bệnh hoặc đồ uống, thực phẩm mà bạn đang dùng có thể ngăn cơ thể hấp thụ sắt đúng cách, dù ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Đó là các bệnh đường ruột và tiêu hóa; tiền sử từng phẫu thuật tiêu hóa (chẳng hạn như phẫu thuật cắt dạ dày); đột biến gene. ình trạng mất sắt mạn tính, gặp trong nhiễm giun móc, loét dạ dày- tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, hành kinh (trẻ gái dậy thì)…

Mất máu: Hemoglobin trong tế bào hồng cầu là một loại protein chứa hầu hết lượng sắt của cơ thể. Do vậy, nếu vì một lý do nào đó mà cơ thể mất máu có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu sắt. Mất máu có thể do chấn thương, hoặc lấy máu quá thường xuyên. Nhưng phổ biến hơn cả là: Chảy máu trong do loét dạ dày, loét hoặc ung thư ruột kết; Phụ nữ có kinh nguyệt nhiều, dài ngày; Người thường xuyên sử dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID); Chảy máu đường tiết niệu; Điều kiện di truyền hiếm gặp; Trải qua phẫu thuật.

Các điều kiện khác: Các tình trạng khác có thể gây thiếu sắt như suy thận, suy tim sung huyết, béo phì.

Chẩn đoán thiếu sắt ở trẻ

Để chẩn đoán trẻ em thiếu sắt, bác sĩ sẽ khám và hỏi về các triệu chứng cũng như các yếu tố nguy cơ. Nếu nghi ngờ thiếu sắt, xét nghiệm máu sẽ được bác sĩ chỉ định. Kết quả của các xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin như tổng lượng hồng cầu và hàm lượng sắt trong máu. Nếu bác sĩ nghi ngờ chảy máu trong, cần thêm các xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại tràng…

Chữa trị thiếu sắt thế nào?

Việc điều trị chính xác tình trạng thiếu sắt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Thiếu sắt ở giai đoạn đầu khi cơ thể chưa bị thiếu máu có thể bổ sung sắt bằng việc tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt. Sắt có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm cá, ngũ cốc tăng cường, đậu, thịt và rau lá xanh.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sắt. Bổ sung các chế phẩm sắt thông qua việc uống sắt dạng viên nén hay dung dịch lỏng như: Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate. Khi uống sắt nên dùng thêm nước cam, nước chanh hoặc các loại vitamin C khác vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt hoặc để mức sắt của cơ thể trở về bình thường chỉ  trong vòng 1 hoặc 2 tháng điều trị. Ngay cả khi lượng sắt đã ổn định vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt trong 3 tháng tiếp theo để giúp tạo “kho” sắt. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải điều trị chuyên sâu hơn. Nếu chảy máu bên trong là nguyên nhân của sự thiếu hụt sắt, biện pháp triệt để có thể cần phải phẫu thuật.

Khi nào cần  đi khám ?

Nếu bạn có các triệu chứng thiếu sắt kể trên, cần đến bác sĩ để có câu trả lời nhanh chóng cho tình trạng của mình.

Nếu qua xét nghiệm đơn giản, mức độ sắt của bạn là bình thường, rất có thể bạn đang có một vấn đề khác gây ra các triệu chứng. Như vậy bạn sẽ có cơ hội để phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và điều trị kịp thời.


  • Tweet
Tagged under: ferrous fumarate, sắt III, thiếu sắt

Thông tin về Tư vấn Buona

Chào các bậc cha mẹ, Tư vấn Buona là nhóm các dược sĩ đại học dược Hà Nội, nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe, tâm- sinh lý trẻ em. Cập nhật các kiến thức mới nhất về sản phẩm từ hãng Buona - Italia. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy comment ở dưới nhé, Tư vấn Buona sẽ trả lời hết tất cả. Nếu cần tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ Tư vấn Buona qua số hotline 0971.468.666

What you can read next

Tầm xuân Châu Âu - Thảo dược quý cho hệ miễn dịch của trẻ
Tầm xuân Châu Âu – Thảo dược quý cho hệ miễn dịch của trẻ
trẻ biếng ăn
Biếng ăn và những nguy hại tiềm ẩn cho trẻ
trẻ biếng ăn
Sai lầm 90% mẹ có trẻ biếng ăn mắc phải

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm

  • Siro ăn ngon Buona Energia Oro
  • Vitamin nhỏ giọt Buonavit Baby
  • Buonavit D3F
  • Buonavit D3 Forte
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Bột nhuận tràng PEGinpol
  • Siro tăng đề kháng Difesa
  • Cafir D3
  • Buona Circadiem
  • Circadiem Plus
  • Dung dịch nhỏ mũi Nebial 3%
  • Bộ xịt rửa mũi Nebial 3% KIT

Câu hỏi được quan tâm

Bổ sung Buonavit Baby vào thời gian nào trong ngày? 1 trả lời | 1 bình chọn
Hỏi chế độ ăn cho trẻ 12 tháng? 1 trả lời | 1 bình chọn
Hướng dẫn sử dụng Nebial KIT cho trẻ 2 tuổi? 1 trả lời | 1 bình chọn
Trẻ không chịu ăn phải làm sao 1 trả lời | 1 bình chọn
Bé thiếu men G6PD có dùng được Siro ăn ngon Buona Oro không? 1 trả lời | 1 bình chọn
Xin lời khuyên cho bé lười ăn, hay khóc 1 trả lời | 1 bình chọn
Vì sao trẻ biếng ăn? 1 trả lời | 1 bình chọn
Có nên để con đói rồi tự ăn không? 1 trả lời | 1 bình chọn

Nebial KIT- giải pháp không kháng sinh hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên

Chuyên mục

  • Cẩm Nang Sức Khỏe
  • Giáo dục Montessori
  • Buona sáng tạo
  • Tài liệu Buona
  • Sự kiện
  • Liên hệ

Bài viết mới nhất

  • Quà tặng Montessori cho khách hàng mua combo ” PEG-SIM”

                &nbsp...
  • Lời khuyên cho cha, mẹ chăm sóc trẻ mắc Covid tại nhà

    Trẻ em có triệu chứng COVID-19 nhẹ có thể ở nhà...
  • Chất xơ Orafti Synergy 1 thế hệ mới hiệu quả trong điều trị táo bón, kém hấp thu

    Chất xơ Orafti Synergy 1 là một loại chất xơ In...
  • Buona lì xì tết nhâm dần 2022

    LÌ XÌ TRAO TAY, VẬN MAY GÕ CỬA

    Nhân dịp xuân mới Nhâm Dần 2022, Buona gửi tới ...
  • Ưu đãi Buona sinh nhật 5 năm

    🎉 HAPPY BIRTHDAY – Đồng hành 5 năm, chăm con khôn lớn ️🎉

    ĐỒNG HÀNH 5 NĂM, CHĂM CON KHÔN LỚN  Mừng sinh n...

CIRCADIEM – GIẢM CĂNG THẲNG – HỖ TRỢ NGỦ NGON

Sự kết hợp giữa Natri Hyaluronate và Muối Ưu trương trong sản phẩm Nebial 3% 

Thông tin

  • Giới thiệu
  • Hỏi đáp
  • Tuyển dụng
  • Sự kiện
  • Quy định chung

Chính sách

  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách thanh toán
  • Chính sách vận chuyển, giao nhận
  • Chính sách đổi hàng và hoàn tiền
  • Chính sách bảo mật thông tin

Liên hệ

  • CÔNG TY TNHH NC VIỆT NAM
  • Văn phòng: 105 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243.689 5666 / 0971.468.666
  • Email:contact.ncvietnam@gmail.com

Buona.vn trên Facebook

Buona.vn

BCT © Copyright 2016 Buona.vn by CÔNG TY TNHH NC VIỆT NAM
Office: Số 105 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội.
Email: contact.ncvietnam@gmail.com; ĐT: 0243 689 5666
Mã số Doanh nghiệp: 0106025149 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 31/ 10/ 2012
® Công ty TNHH NC Việt Nam giữ bản quyền nội dung trên website này.

TOP
Tư vấn qua Zalo