Trẻ biếng ăn là chủ đề được các bậc cha mẹ hỏi chuyên gia dinh dưỡng nhiều nhất. Nhiều cha mẹ lo lắng liệu con ăn như vậy có quá ít không vì cả tháng trời cân nặng của con không tăng chút nào? Tại sao con lại rơi vào tình trạng biếng ăn?
Trẻ biếng ăn là chủ đề các bậc cha mẹ rất quan tâm
Theo PGS, TS, Bác sĩ Nguyễn Thanh Chò ( nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng Bệnh viện Quân Y 103_Học viện Quân Y) – chuyên gia dinh dưỡng của BUONA thì tình trạng biếng ăn của trẻ phần lớn do sai lầm từ chính bậc cha mẹ khi cho con ăn.
Nội dung bài viết
Trẻ biếng ăn do sai lầm khi bắt đầu ăn dặm
Khi bắt đầu cho con ăn dặm, cha mẹ thường mắc phải một số sai lầm như: bắt đầu cho con ăn dặm với bột ăn dặm làm sẵn hoặc thời điểm bắt đầu ăn dặm trước 5,5 tháng tuổi. Trẻ có thể rơi vào tình trạng biếng ăn chỉ sau vài tháng kể từ thời điểm trên.
Nguyên nhân là do trong bột ăn dặm pha sẵn thường theo công thức và có chứa nhiều đường cũng như gia vị, điều này rất dễ làm bé bị rối loạn vị giác. Còn trường hợp cha mẹ cho con ăn dặm sớm khi cơ thể bé chưa đủ các loại men tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới tình trạng bé bị khó tiêu, cảm thấy khó chịu khi ăn, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn.
Đặc biệt với tình trạng biếng ăn này, bé có thể thiếu hụt một số vitamin do chế độ ăn dặm không cung cấp đủ. Cha mẹ nên lưu ý chọn lựa những loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B…Hoặc bổ sung cho bé vitamin tổng hợp dạng nhỏ giọt được chỉ định cho lứa tuổi này.
Trẻ biếng ăn do sai lầm thời gian chuyển cấu trúc thức ăn
Một số trẻ khi được cha mẹ đưa tới chuyên gia dinh dưỡng đã gần 3 tuổi mà bữa chính vẫn toàn ăn cháo vì cha mẹ nói rằng trẻ không nhai cơm. Đây là sai lầm xuất phát từ việc chậm trễ trong thay đổi cấu trúc thức ăn từ khi trẻ còn ăn dặm.
Cha mẹ thắc mắc là khi con chưa đủ răng thì làm sao mà nhai được thức ăn thô. Quan niệm này là chưa đúng. Việc trẻ nhai hay không không liên quan tới việc trẻ đủ răng hay không mà là do sự phát triển của não bộ vì nhai là một chuỗi phức tạp vận động của cơ hàm, lưỡi mà trẻ có thể học dần từ 6 tháng tuổi.
Vì vậy, cha mẹ hãy ghi nhớ những mốc thời gian chuyển cấu trúc thức ăn để tránh tình trạng bé biếng ăn sau này:
Từ khi bắt đầu ăn dặm tới hết 6 tháng tuổi: Cấu trúc ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng và nhiều nước. Tỷ lệ cháo: nước là 1:10. Thịt rau củ cũng cần được xay nhuyễn.
Từ 7 tháng tuổi tới hết 9 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn nên chuyển đặc hơn, ít loãng. Thịt cá có thể xay nát.
Từ 10 tháng tuổi tới hết 12 tháng tuổi: giai đoạn này nên cho bé ăn có thể cho bé ăn cháo xay nhuyễn. Bé có thể dùng thìa để tập ăn. Rau củ thì có thể băm hoặc xay nhỏ, nấu nhuyễn. Đối với thịt, cá, cha mẹ có để dùng thìa miết nát
Trẻ biếng ăn do sai lầm khi tạo môi trường cho trẻ ăn
Rất nhiều bậc cha mẹ tại Việt Nam mắc sai lầm này khi cho trẻ ăn và điều đó sẽ dần dẫn tới tình trạng biếng ăn sau này của trẻ. Tại Việt Nam có thể bắt gặp rất nhiều những trường hợp như: cho trẻ ăn chỗ đông người, đi “ăn rong”, cho trẻ vừa xem tivi vừa ăn đặc biệt là bật những băng quảng cáo nhiều màu sắc và nhạc vui nhộn; chơi trò chơi trong khi ăn…
Ở những trường hợp này, bé thường kéo dài bữa ăn rất lâu hoặc ngậm thức ăn trong miệng. Ăn uống không tập trung dẫn tới tình trạng men tiêu hóa tiết ra không đúng thời điểm nên một số bé sẽ bị những vấn đề về tiêu hóa như: táo bón, đi phân nhầy hoặc sống phân.
Nếu rơi vào tình trạng này, cha mẹ phải kiên quyết giảm dần các tác nhân ảnh hưởng không tốt tới bé, bắt đầu là giảm số lượng rồi sau đó giảm thời gian. Cha mẹ cho bé ngồi ăn một chỗ, có thể ngồi ăn cùng cả gia đình để bé học cách ăn và cách nhai từ chính ông bà, cha mẹ, không bật tivi hay chơi trò chơi trong khi ăn. Việc làm này cần thời gian và cũng cần sự kiên quyết, dứt khoát từ chính cha mẹ.