Vệ sinh mũi cho bé là thao tác rất cần thiết, cha mẹ cần làm hàng ngày trong 6 tháng đầu bởi trong giai đoạn này, mũi của trẻ còn rất nhỏ, các tổ chức mũi chưa hoàn thiện, bé lại chưa có các phản ứng có điều kiện khi mũi bị ngạt. Điều này khiến cho vi khuẩn, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào mũi, sinh sôi và gây ra các bệnh lý đường hô hấp. Nhẹ thì bé bị hắ hơi, cảm cúm, nặng hơn thì bé có thể bị viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi.
Tuy nhiên, cũng chính bởi cấu tạo còn nhỏ và non nớt của mũi trẻ sơ sinh mà việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh lại trở thành vấn đề khó của các bậc cha mẹ. Do đó các mẹ cần phải biết cách rửa mũi cho trẻ để tránh làm tổn thương đến mũi cho bé.
Nội dung bài viết
Lựa chọn phương pháp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Với việc vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ nhỏ ( dưới 6 tháng tuổi) , nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch muối ưu trương (Xem thêm Vai trò của muối ưu trương đối với đường hô hấp trên của trẻ)
– Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý thì có tác dụng rửa mũi thông thường, loại bỏ nước bẩn, hoặc bụi bẩn. Thường nên được sử dụng sau khi bé tắm xong hoặc đi chơi ngoài trời về.
– Vệ sinh mũi bằng dung dịch muối ưu trường thì có khả năng kháng viêm tốt hơn, Khả năng làm mềm dịch mũi, loại bỏ mầm bệnh, vi khuẩn virus bám ở niêm mạc mũi của trẻ cũng tốt hơn. Vì vậy, phù hợp với việc sử dụng cho bé rửa mũi vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc dậy buổi sáng.
Muối ưu trương cũng sẽ hiệu quả hơn nước muối sinh lý trong trường hợp trẻ có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi do cảm cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh lý đường hô hấp khác. Hiện nay, dòng sản phẩm dung dịch muối ưu trương kết hợp Natri Hyaluronate đang là giải pháp điều trị tiên tiến nhất vì vừa phát huy được tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của muối ưu trương, vừa có khả năng giữ ẩm, bảo vệ niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ sơ sinh.
Với những trẻ lớn hơn, có thể sử dụng bình xịt áp lực hoặc thiết bị rửa mũi xịt xông mũi. Ưu điểm của các sản phẩm này đó là:
- Đưa được lượng dung dịch rửa mũi lớn vào mũi trẻ
- Khả năng tiếp cận các vị trí sâu hơn của khoang mũi
- Khả năng vệ sinh mũi và loại bỏ các chất cặn bẩn, mầm bệnh ra khỏi mũi sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, lựa chọn vệ sinh mũi cho trẻ bằng những thiết bị này cần lưu ý những điểm sau:
- Lựa chọn thiết bị chuyên dụng cho trẻ nhỏ.
- Thiết bị phải kiểm soát được áp lực và kích thước hạt dung dịch
- Thiết bị phải nhỏ gọn, thao tác dễ dàng, nhanh chóng.
- Nên lựa chọn thiết bị có thể tái sử dụng để tiết kiệm chi phí.
Thời điểm vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh cần được tiến hành hàng ngày, tuy nhiên, có một số thời điểm được khuyến cáo như sau:
- Vệ sinh mũi cho bé trước khi đi ngủ buổi tối và sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
- Vệ sinh mũi cho bé sau khi cho bé đi chơi hoặc sau khi tắm.
- Vệ sinh mũi cho bé trong giai đoạn đang có dịch bệnh đường hô hấp.
- Vệ sinh mũi cho bé khi bé có các triệu chứng tại mũi như sổ mũi, ngạt mũi.
Cách vệ sinh mũi đúng cách cho bé
Với trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi
- Nên sử dụng dạng ống nhỏ sẽ an toàn và hiệu quả. Cho bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, đưa đầu ống nhỏ vào một bên mũi và nhỏ 2-3 giọt vào mũi trẻ. Ngày thực hiện 2-3 lần.
- Trường hợp bé ngạt mũi nặng có thể dùng đầu xịt xông mũi họng bằng cách cho trẻ nằm nghiêng một bên, từ từ đưa đầu xịt vào lỗ mũi vào xịt dung dịch từ từ vào mũi trẻ. Lặp lại 1 lần nữa nếu mũi vẫn nghẹt sau đó lau sạch dịch mũi chảy ra bằng giấy khô. lặp lại thao tác trên với lỗ mũi bên kia. Ngày thực hiện 2-3 lần.
- Nếu mũi có nhiều dịch mũi chảy ra sau khi vệ sinh mũi cho trẻ thì cha mẹ có thể dùng khăn lau sạch hoặc hút dịch mũi ra cho bé.
Với trẻ trên 1 tuổi
- Cho trẻ ngồi, đầu hơi cúi về phía trước, sử dụng khăn hoặc chậu để hứng dịch mũi.
- Đưa đầu xịt xông mũi họng và lỗ mũi và từ từ xịt dung dịch vào từng bên lỗ mũi. Lặp lại 2-3 lần nếu mũi trẻ vẫn còn nghẹt. Đợi 3-5 phút sau đó bảo trẻ thực hiện động tác xì mũi.
- Việc rửa mũi cho trẻ nên lập lại từ 2-3 lần/ ngày. Thực hiện vào trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Liên hệ với Buona Việt Nam để nhận được các tư vấn từ các chuyên gia!