Một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, không thích ăn dặm là thời gian chuyển đổi chế độ ăn chưa thích hợp hoặc cách chế biến thức ăn chưa phù hợp. Đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm, mẹ không nên ép con ăn mà phải tập, làm quen, giới thiệu thức ăn đặc tới trẻ.
Bài viết liên quan:
- Top 5 thuốc bổ cho trẻ biếng ăn tốt nhất hiện nay
- Mẹ có biết các giai đoạn biếng ăn của trẻ
- Các loại thuốc bổ kích thích ăn ngon theo cơ chế nào?
- Chữa trẻ biếng ăn từ tinh hoa y dược học La Mã
Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để tập cho trẻ quen dần với những thức ăn dạng miếng hoặc dạng hạt phải nhai tránh để bé không thích ăn dặm do mẹ chưa biết cách.
Tập cho trẻ làm quen với thức ăn tránh bé không thích ăn dặm
Bạn cần giữ vững nguyên tắc tăng dần và thay đổi từ từ. Có thể thử nhiều cách khác nhau để tìm ra phương pháp thích hợp với trẻ để bé thích nghi với ăn dặm.
Tùy từng trẻ, bạn có thể cho bé làm quen với thức ăn dạng miếng hoặc dạng hạt trong khoảng thời gian từ 12 tới 15 tháng tuổi hoặc sớm hơn.
Khi trẻ bắt đầu tập ăn thức ăn dạng hạt hoặc dạng miếng, bạn cần ở bên cạnh bé để động viên con kịp thời làm cho trẻ phấn khởi, đồng thời bạn có thể xử lý kịp thời nếu trẻ nghẹn hoặc sặc.
Tiến hành từng bước
Ban đầu có thể thử bằng cách cho trẻ gặm một miếng bánh mì hoặc vài miếng hoa quả mềm cắt nhỏ hạt lựu (rửa sạch tay cho trẻ trước khi ăn để trẻ có thể bốc đồ ăn một cách thoải mái). Nên cho trẻ ăn thử thức ăn dạng hạt hoặc dạng miếng trước bữa ăn, phòng khi bé sặc hoặc nôn ọe bé cũng không bị mất bữa ăn chính. Sau đó, nếu bạn quan sát thấy trẻ bắt đầu biết nhai và không bị sặc, bạn có thể tăng số lượng thức ăn dạng miếng hoặc dạng hạt cho mỗi bữa.
Thức ăn chính: Một số trẻ có thể chuyển dần từ ăn bột, cháo nguyên hạt, sang cơm nát và cơm hạt. Nhưng một số trẻ khác lại không chịu ăn thức ăn trộn lẫn như vậy. Vì vậy bạn nên quan sát cẩn thận. Nếu sau một vài lần thử, bạn thấy con không muốn ăn cháo xay dối hoặc cháo nguyên hạt, bạn có thể cho bé thử nhai một phần nhỏ thức ăn vào đầu bữa (ví dụ, bạn có thể cắt nhỏ đậu phụ luộc, bánh mì… hoặc vài thìa cơm nát). Sau đó, cho bé ăn phần bữa ăn còn lại là bột. Dần dần, bạn tăng lượng thức ăn dạng hạt hoặc dạng miếng và giảm dần lượng bột. Tránh tăng đột ngột khiến bé phản ứng không thích ăn dặm luôn.
Thời gian tập chuyển đổi chế độ ăn nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào từng trẻ. Một số trẻ chỉ cần tập trong vài tháng đã có thể biết nhai kỹ thức ăn và chấp nhận thức ăn chế biến thông thường. Một số trẻ phải tập trong nhiều tháng. Một số trẻ phải tập đi tập đi tập lại nhiều lần và khó làm quen. Bạn nên quan sát con mình để tìm cách phù hợp và khuyến khích trẻ tập ăn thức ăn mới cho phù hợp với trẻ.
Đặc biệt, bạn nên tránh thái độ sốt ruột, nóng nảy, so sánh con mình với con người khác một cách tiêu cực… Những hành động tiêu cực của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ có tác động xấu tới quá trình phát triển cảm xúc và ý thức về phẩm giá của trẻ khiến trẻ lo lắng, bất an, tự ti, khó ăn uống, không thích ăn dặm, coi ăn uống như một cực hình và tìm cách lẩn tránh ăn uống, tạo ra một vòng luẩn quẩn rất mệt mỏi.