Giai đoạn từ khi bé ăn dặm đến 2 tuổi là giai đoạn rất quan trọng, là để trẻ tập làm quen với mùi vị và thức ăn mới lạ và phát triển thói quen ăn uống. Trên thực tế, có nhiều gia đình khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm cho bé thì bé trở nên biếng ăn, lười uống sữa và chậm tăng cân. Buona sẽ cùng các mẹ tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này:
Bài viết liên quan:
- Các giai đoạn trẻ biếng ăn
- Các loại thuốc bổ kích thích ăn ngon theo cơ chế nào?
- Chữa trẻ biếng ăn từ tinh hoa y dược học La Mã
Nội dung bài viết
Đặc điểm của trẻ từ 6 – 12 tháng – 2 tuổi
Đây là giai đoạn vị giác của trẻ phát triển, trẻ học và tập làm quen với nhiều loại thức ăn mới, nhiều mùi vị mới và hình thành thói quen ăn uống sau này.
Hệ tiêu hoá vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện, vì thế việc cho trẻ ăn ko đúng cách, đúng loại dễ gây tổn thương hệ tiêu hoá, khiến cho trẻ biếng ăn, kém hấp thu và chậm lớn.
Bé thường rất nhạy cảm, việc ép bé ăn, doạ nạt hay kể cả nịnh bécũng ảnh hưởng đến chứng biếng ăn của bé trong giai đoạn này.
Đây cũng là giai đoạn bé có những thay đổi về sinh lý như mọc răng, thay đổi tâm sinh lý, dễ ốm do rơi vào thời kỳ khoảng trống miễn dich nên cha mẹ cũng cần lưu ý tình trạng biếng ăn của bé do các nguyên nhân này.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Buona đã đề cập khá nhiều đến các nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, đối với giai đoạn này của trẻ, chúng tôi khẳng định 2 nguyên nhân chính mà các gia đình thường gặp phải, đó là:
1. Sai lầm trong cách cho trẻ ăn:
Đây là giai đoạn chuyển biến của trẻ, các mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều và quá đa dạng các loại thực phẩm vì có thể gây tổn hại với hệ tiêu hoá của trẻ. Một nguyên nhân nữa thường gặp đó là các mẹ cho trẻ ăn những loại thức ăn ko phù hợp với sở thích cũng như hệ tiêu hoá hiện giờ của trẻ. Đặc biệt là phải có cách thức cho trẻ ăn đúng và phù hợp, tránh các tình trạng ăn rong, ép trẻ ăn sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, chán ăn, lười ăn hay ngậm ở trẻ.
2. Biếng ăn do tâm lý
Không phải món nào cũng phù hợp với sở thích của trẻ. Có những món ăn con không thích, con cần có thời gian làm quen và thích nghi dần. Vì thế, bố mẹ không nên bắt ép con ăn khi thấy con không chịu ăn. Như vậy sẽ gây cho trẻ tâm lý không thoải mái khi tới bữa ăn, trẻ bị ám ảnh và có những ấn tượng xấu, từ đó hình thành thói quen biếng ăn, không muốn ăn.
5 nguyên tắc giúp trẻ biếng ăn khi ăn dặm
Theo kinh nghiệm của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ và châu Âu, để trẻ không gặp phải các vấn đề biếng ăn khi ăn dặm, các mẹ cần chú ý 5 nguyên tắc sau:
“Từ ngọt đến mặn”: Hãy lựa chọn cho trẻ tập ăn dặm với những thức ăn ngọt và có mùi vị tương tự như sữa mẹ, và sau đó khi trẻ đã quen thì chuyển dần sang các món ăn có mùi vị khác
“Từ ít đến nhiều”: Để tập cho hệ tiêu hoá của trẻ quen với một loại thức ăn mới cũng như tiếp nhận và tiêu hoá một lượng thức ăn mới, cha mẹ cần tập cho trẻ ăn dặm với số lượng từ ít rồi sau đó dần dần tăng lên. Như vậy sẽ làm cho hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh hơn.
“Từ loãng đến đặc”: Cần pha loãng các thực phẩm gần giống như sữa để trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những thức ăn mới và hệ tiêu hoá dần nhận biết được những thức ăn phức tạp hơn
“Từ đơn thực phẩm đến đa thực phẩm”: Cũng liên quan đến hệ tiêu hoá của trẻ, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm trong 1 món ăn cũng sẽ gây tổn thương cho hệ tiêu hoá, vì vậy cần phải có từng bước thay đổi để hệ tiêu hoá có thời gian bắt kịp.
“Không ép trẻ ăn”: Tránh tâm lý căng thẳng, ép trẻ, lừa trẻ ăn,…Tạo không khí thoải mái, vui vẻ phù hợp để trẻ dễ dàng tiếp nhận thức ăn.
Chăm sóc trẻ ăn dặm là một trong những vấn đề khó khăn nhưng đây là giai đoạn quan trọng trong sự thay đổi và phát triển của trẻ. Các mẹ nên quan tâm lưu ý, hãy tham khảo và tìm hiểu các phương pháp hiệu quả để hỗ trợ cho trẻ có một giai đoạn hoàn thiện, tránh những hậu quả biếng ăn sau này. Buona sẽ luôn đồng hành cùng các mẹ trong việc bổ sung dinh dưỡng với các khoáng chất cần thiết cho trẻ.