“Bé lười ăn hay bé biếng ăn quá!” – đó là lời than phiền của rất nhiều cha mẹ khi nuôi con nhỏ. Theo quy luật sinh tồn, trẻ dù rất nhỏ cũng không thể nhịn đói trừ trường hợp trẻ bị ốm. Vì vậy khi con ăn quá ít hoặc khi bé lười ăn, biếng ăn, cha mẹ cũng không nên quá căng thẳng, bởi điều này có thể dẫn tới những ứng xử sai lầm.
Khi bé có dấu hiệu lười ăn, biếng ăn, cha mẹ hãy bình tĩnh xem có thể áp dụng những giải pháp sau để cải thiện tình trạng hay không?
1. Tìm hiểu xem bé có bệnh mãn tính không? Bé có bị bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa không? Bệnh là nguyên nhân làm cho bé mệt mỏi và tạo cảm giác chán ăn.
2. Khi bé mới ốm dậy, cần tập cho bé ăn trở lại từ từ, tránh làm tổn thương đường ruột
3. Đứng ép trẻ phải ăn hết khẩu phần nếu bé không muốn, có thể bé đã no, cũng có thể bé không thích món ăn đó. Hãy để bé thấy việc ăn uống là niềm vui, bé thèm ăn tự nhiên sẽ thấy hứng thú khi ăn uống.
4. Tránh cho bé ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt có ga. Nên sắp xếp bữa ăn theo một số giờ nhất định trong ngày.
5. Cho trẻ uống nước lọc khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi ăn.
6. Đổi thức ăn phong phú nhưng đừng dồn nhiều loại thức ăn vào một bữa ăn khiến bé bị ngấy và không chịu ăn.
7. Với các bé trên 12 tháng tuổi, bé say mê và thích thú khám phá mới về thể chất như biết đi, và khám phá thế giới xung quanh, bé có thể sẽ kém thích thú với việc ăn uống. Lúc này bạn nên ngừng các trò chơi và các hoạt động mạnh trước bữa ăn chừng 5-10 phút, chuyển sang các hoạt động mang tính thư giãn (ví dụ kể chuyện, hát một bài đơn giản, độc một đoạn thơ ngắn, hoặc nằm nhắm mắt yên lặng vài phút) để trẻ khỏi bị kích động trước những bữa ăn.
8. Đừng bao giờ dỗ trẻ ăn theo kiểu điều kiện, đổi chác như : “ăn hết bát đi rồi con sẽ được ăn kẹo”. Việc đó sẽ tạo tiền lệ xấu và nếu không có vật đổi chác thì bé sẽ chán và lười ăn, biếng ăn sẽ quay trở lại.
9. Thay đổi cách chế biến món ăn, tìm món ăn phù hợp với khẩu vị của bé.
10. Tạo cho bé cuộc sống thoải mái, vui tươi cũng là điều kiện quan trọng cho việc hấp thụ thức ăn và phát triển. Lo lắng khi con lười ăn là tâm lý bình thường của cha mẹ. Nhưng nếu bạn quá lo lắng, bé sẽ căng thẳng và ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ thức ăn và phát triển chung. Vì vậy dù bé ăn ít hay ăn nhiều, bạn cũng nên có thái độ kiên nhẫn, động viên và khuyến khích để bé thoải mái chứ không nên quát nạt, to tiếng.
11. Cho bé tham dự bữa cơm gia đình càng nhiều càng tốt. Sự vui vẻ, ấm cúng của bữa cơm gia đình sẽ giúp bé ăn uống ngon miệng và học được thói quen ăn uống tốt.
12. Nếu bé hay mất tập trung khi ăn, bạn nên cho bé đến chỗ yên tĩnh, ít người qua lại, và chỉ nên có một hoặc hai người ở cạnh bé khi ăn. Nếu không bé sẽ lười ăn vì mải chú ý xung quanh.
13. Nếu bé lười ăn quá, bạn có thể cho bé chơi một trò chơi nhẹ nhàng khi ăn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng trò chơi, đặc biệt bạn nên tránh và cho trẻ xem tivi vừa ăn.
Các bố mẹ cũng cần theo dõi cân nặng của bé, nếu bé không tăng cân trong khoảng thời gian từ 2 tháng trở lên, bạn nên cho bé đi khám bác sỹ dinh dưỡng để có lời khuyên dinh dưỡng cải thiện tình trạng lười ăn, biếng ăn trên.
Khi bé lười ăn, biếng ăn, cha mẹ hãy giải tỏa tâm lý căng thẳng cho bản thân trước, việc khắc phục tình trạng của bé sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Cha mẹ nên nhớ khi bé có được cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên, không gượng ép thì mỗi bữa ăn với bé sẽ là niềm vui thích, là sự khám phá hương vị, khẩu vị thức ăn.
[…] bạn nên cho bé ăn cùng bữa ăn gia đình để bé vui vẻ và tránh hiện trượng biếng ăn sau […]