Đã có không ít vụ trẻ bị tử vong do trẻ bị nghẹn, hóc các loại hạt, dị vật xảy ra trong thời gian vừa qua. Thế nhưng, những tai nạn thương tâm này vẫn tiếp diễn để lại nỗi đau đớn vô cùng cho người nhà nạn nhân.
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện hình ảnh đau thương trong một bệnh viện tại Thái Nguyên, kể về một bé trai tử vong do hóc hạt nhãn.
Người cha đau đớn khi đã để mất con do hóc hạt nhãn (Nguồn: facebook Bich Beo)
Vậy khi trẻ bị nghẹn, hóc , cha mẹ nên tiến hành các bước sơ cấp cứu như thế nào? Thao tác ra sao để không phải chứng kiến những trường hợp đau lòng tương tự.
Cha mẹ hãy cũng BUONA tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ các thao tác sơ cấp cứu trẻ bị nghẹn nhé. (đối với trẻ trên 1 tuổi):
Bước 1: 5 lần tạo lực đẩy từ phía sau
Với những trẻ lớn hơn 1 tuổi, bạn hãy ngồi hoặc đứng đằng sau bé và đặt một cánh tay chéo qua ngực. Nghiêng trẻ về phía trước một chút, để trẻ tỳ và nghỉ trên cánh tay bạn. Dùng gót tay của bàn tay còn lại vỗ mạnh vào giữa xương bả vai của bé. Lập lại động tác 5 lần. Nếu không thấy dị vật bật ra thì chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 2: Tạo lực đẩy từ bụng – 5 lần
Lực đẩy từ bụng – còn được gọi là lực Heimlich – tạo đẩy khí ra khỏi phổi để nỗ lực làm bật dị vật ở đường hô hấp. Phương pháp này an toàn khi sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
- Đứng hoặc ngồi sau trẻ bị nghẹn và vòng cánh tay của bạn xung quanh thắt lưng của bé.
- Tay phía trong nắm lại thành nắm đấm, đặt đặt vững ở phần dạ dày của bé (ngón tay cái hơn chếch lên trên rốn)
- Tay còn lại bọc ra ngoài tay kia, xung quanh nắm đấm. Chuyển động cả 2 tay nhanh chóng ấn và đi lên phía trên một chút để tạo thành nội lực đẩy lên bụng bé. Chuyển động này sẽ tạo lực để khí đẩy dị vật ra khỏi khí quản.
- Đối với trẻ nhỏ, hãy cẩn thận không để tay quá cao tạo lực đẩy quá mạnh gây ảnh hưởng tới xương ức, vì điều này có thể gây ra chấn thương cho bé. Giữ bàn tay của bạn ngay trên rốn.
- Lặp lại 5 lần động tác trên.
Lặp lại cho đến khi sự bé bật được dị vật ra ngoài hoặc bé bắt đầu ho. Nếu trẻ vẫn bị nghẹn sau khi làm bước 1 và bước 2 thì lặp lại toàn bộ bước 1 + 2 một lần nữa. Và tiếp tục làm như vậy cho tới khi dị vật bật ra, bé bắt đầu ho, khóc hoặc thở hoặc khi xe cấp cứu tới.
Nếu trẻ bất tỉnh, thực hiện ngay động tác hô hấp nhân tạo.
Nếu trẻ vẫn không thở được hoặc mất ý thức, bạn cần thực hiện các động tác hô hấp nhân tạo càng nhanh càng tốt.
Cha mẹ hãy luôn ghi nhớ những thao tác trên để sơ cứu khi trẻ bị nghẹn. Những thao tác đơn giản trên có thể cứu sống mạng trẻ khi nghẹn, hóc dị vật, cản trở đường hô hấp.