Nội dung bài viết
Chứng táo bón trẻ em là gì?
Táo bón trẻ em là một tình trạng rối loạn thường gặp, trong đó việc đại tiện (phân) không ra được một cách dễ dàng và/hoặc ít thường xuyên.
Các triệu chứng của tình trạng táo bón ở trẻ bao gồm:
· Phân cứng
· Ráng rặn quá mức
· Không thể cho ra được chất phân và/hoặc cảm thấy như thể không đại tiện được hết hoàn toàn
Táo bón mà không do bất cứ tổn thương thực thể (giải phẫu) hoặc sinh lý (hormone hoặc các chất hóa học trong cơ thể) gây ra được gọi là táo bón chức năng.
- Táo bón chức năng trẻ em thường do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ, hoặc/và các yếu tố liên quan tới tâm lý, thần kinh khác.
- Thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phổ biến nhất với trẻ từ 2-6 tuổi
- Táo bón chức năng thường liên quan nhiều đến vấn đề tâm lý của trẻ.
Hậu quả của tình trạng táo bón
Tình trạng Phân bị Lèn chặt – Khi chứng táo bón khiến phân lèn chặt ruột (đường tiêu hóa) đến trẻ rặn mạnh nhưng không đủ để đẩy phân ra được.
Són phân (đôi khi còn được gọi là ‘ị rắt’) – Đây là tình trạng bất ngờ trẻ rỉ ra chất lỏng hay phân đặc. Hiện tượng này có thể là do ruột (chỗ chứa phân) đang bị quá đầy hoặc trung tiện (‘đánh rắm’) một cách không làm chủ được, thường được xem là bằng chứng của tình trạng không són phân.
Bệnh Trĩ (đôi khi được gọi là ‘lòi dom’) – Đây có thể là kết quả của việc trẻ ráng rặn để đại tiện. Việc ráng rặn này (tương tự như bê nặng) có thể gây tổn thương đến các tĩnh mạch của trực tràng. Tình trạng này có thể khiến ra máu, đau và ngứa.
Sa Trực tràng – Việc này xảy ra khi tình trạng ráng rặn lâu ngày khiến một phần nhỏ của thành ruột bị đẩy ra khỏi hậu môn. Hậu môn là một vòng cơ mở ra và đóng vào khi chúng ta đẩy phân.
Cách phòng tránh táo bón
- Chế độ ăn: một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất : đặc biệt chất xơ (ít nhất 30g mỗi ngày) giúp trẻ không bị rơi vào tình trạng táo bón.
- Uống đủ nước: để ngăn ngừa táo bón và kích thích bàng quang. Trẻ nên uống từ 1-2 Lít (4-8 ly) chất lỏng mỗi ngày, trừ khi được bác sĩ chỉ định riêng. Chất lỏng như nước, nước trái cây, trà, cà phê, sữa, súp, thạch và kem.
- Hình thành thói quen đại tiện cho trẻ:
– Hãy cho trẻ đi đại tiện ngay khi trẻ cần đi và đại tiện ra hết hoàn toàn. Để trẻ thư giãn, không giục trẻ hoặc không cho trẻ chơi đồ chơi khi đại tiện
– Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi bồn cầu đúng
Điều trị táo bón trẻ em
Phát hiện và điều trị táo bón trẻ em dứt điểm là rất quan trọng. Việc điều trị không dứt điểm, kéo dài sẽ khiến trẻ bị táo bón thường xuyên, tình trạng ngày càng nặng hơn. Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, tăng trưởng của trẻ.
Điều trị táo bón trẻ em đã được tổ chức y tế thế giới, Hiệp hội chăm sóc sức khỏe trẻ em Châu Âu, Tổ chức y tế NICE – Anh Quốc xây dựng phác đồ điều trị. Trong đó, điều trị chính bằng các thuốc nhuận tràng thẩm thẩu (khuyến cáo điều trị đầu tay là PEG 3350 và phân làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn tống phân: Điều trị bằng bột nhuận tràng PEG 3350 (macrogol 3350), trong 3-6 ngày nhằm giải quyết tình trạng trẻ không đi đại tiện được, giúp trẻ hết cảm giác khó chịu, đau và chán ăn. Có thể sử dụng lactulose liều cao trong trường hợp không có macrogol 3350.
- Giai đoạn duy trì: Điều trị tiếp bằng PEG 3350 ngay sau kết thúc giai đoạn tống phân, sử dụng liều bằng 1/2 giai đoạn tống phân. Duy trì trong 2 tháng liên tục, đảm bảo phân mềm, trẻ đi đều đặn 1-2 lần/ ngày.