
Nhạy cảm các giác quan xuất hiện ngay khi bé chào đời bằng việc tương tác với môi trường xung quanh. Montessori tin rằng chúng ta có thế lấy đố làm cơ sở khuyến khích trẻ tập trung chú ý hơn vào thế giới vật chất bằng cách sử dụng từng giác quan: nhìn, nghe, chạm, nếm và ngửi để khám phá những khác biệt nhỏ trong các thuộc tính của một số nhóm đồ chơi cho trước.
Rèn luyện nhạy cảm các giác quan cho trẻ bằng cách lôi trẻ chú ý vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày hoặc qua các hoạt động giác quan riêng biệt có thể tăng cường nhận thức đáng kể.

Nhạy cảm các giác quan xuất hiện ngay khi bé chào đời

Bài tập phát triển nhạy cảm các giác quan đặc biệt bổ ích
Trong những năm đầu đời tới sáu tuổi, các bài tập phát triển nhạy cảm các giác quan đặc biệt bổ ích, bởi đây là giai đoạn hệ thần kinh đang phát triển. Khi chúng ta kích thích giác quan của trẻ đồng thời yêu cầu trẻ nhận biết và phân biệt những thuộc tính của sự vật khác nhau, các tín hiệu sẽ truyền từ theo dây thần kinh đến nào và ngược lại.
Muốn con học cách học tập đúng đắn sau này (nghĩa là phải hiểu được kiến thức, nhớ và vận dụng vào thực tế) thì trước hết não cần “cài đặt” đúng ngay từ khi con còn nhỏ. Trẻ thích ứng với cuộc sồng hiện tại và sau này, nhất định phải có năng lực quan sát nhạy cảm trước môi trường, hình thành năng lực và phương pháp cần thiết khi quan sát. Mục tiêu của giáo dục trong thời kỳ nhạy cảm các giác quan là biến mỗi bé trở thành một nhà quan sát nhạy cảm.