
Giáo dục bé trong giai đoạn nhạy cảm phát triển xã hội hóa không chỉ là giáo dục bé trong giai đoạn này mà còn là sự chuẩn bị tích cực cho sự phát triển cả cuộc đời của bé. Sự phát triển xã hội lành mạnh là món quà độc đáo nhất, thực tế nhất là yêu thương nhất mà cha mẹ dành cho con cái.
2-6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm phát triển xã hội hóa của bé. Để bé có được sự thuận lợi và tự nhiên hòa nhập vào xã hội, đồng thời trưởng thành trong sự vui vẻ, trước tiên cha mẹ cần phải xây dựng một mối quan hệ nương tựa thân mật, tạo ra môi trường giáo dục đạo đức cho bé, chú ý lời ăn tiếng nói, là tấm gương sang cho con noi theo, bồi dưỡng khả năng hòa đồng của con. Cha mẹ cần giúp bé nhận thức được cái tôi, đồng thời tìm hiểu , nhận thức về xã hội trong quá trình xây dựng cái tôi đó, mục đích cuối là hòa nhập và thích nghi với xã hội.

2-6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm phát triển xã hội hóa của bé
Trong ngôi nhà được Montessori truyền cảm hứng, các bậc cha mẹ luôn cố gắng đống cảm, quan tâm và tôn trọng con cái, xem con mình là cá nhân đích thực và độc lập. Trẻ cũng cần hình thành sự cảm thông với người khác và học các quy tắc lịch sự trong ứng xử hàng ngày. Chúng ta không thể luôn ở bên con vì vậy cần dạy trẻ cách hành xử đàng hoàng và trung thực ngay cả khi không có ai để mắt đến.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, không thể áp dụng quy tắc kỷ luật hay hình phạt mà chỉ có thể tác động bằng tình yêu thương vô điều kiện. Ở tuổi này bé chưa biết thế nào là đúng thế nào là sai. Một bí quyết để chung sống vui vẻ với bé là cố gắng tìm hiểu xem bé đang muốn biểu đạt điều gì khi khóc.

Trong giai đoạn nhạy cảm phát triển xã hội hóa hãy dạy trẻ hành động đúng
Đối với trẻ trên 3 tuổi, tốt nhất là bạn dạy con cách hành động đúng chứ đừng đợi đến khi con mắc lỗi rồi mới trách phạt hoặc đe dọa. Cha mẹ muốn con học cách sống hoàn hợp với bản thân và mọi người thì cha mẹ cần đối xử với con bằng sự tôn trọng và phải coi con trẻ là cá nhân đích thực và độc lập. Và khi đó con trẻ sẽ cảm thấy tự tin, là chính mình là được.