Biếng ăn là hội chứng thường gặp phải với trẻ em, giai đoạn từ 6 tháng cho đến 3 tuổi. Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân , trong đó yếu tố tâm lý chiếm nguyên nhân chủ yếu mà nếu cha mẹ có kiến thức để phòng và giúp con vượt qua thì có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn trầm trọng và kéo dài. Trẻ rơi vào vòng tròn bệnh lý biếng ăn dẫn đến còi cọc, hay ốm, chậm phát triển.
Bài viết liên quan:
- Các loại thuốc bổ kích thích ăn ngon theo cơ chế nào?
- Chữa trẻ biếng ăn từ tinh hoa y dược học La Mã
Nội dung bài viết
Giai đoạn bé 7 tháng tuổi biếng ăn
Đây là giai đoạn bé có nhiều thay đổi như mọc răng, chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang tập ăn dặm ( củ quả, bột) vì vậy trẻ sẽ có hiện tượng biếng ăn sinh lý. Tình trạng này có thể kéo dài đến 1 tháng vì vậy cha mẹ không nên lo lắng quá mà cho con dùng các sản phẩm chữa biếng ăn.
Thay vào đó, hãy có gắng duy trì chế độ ăn quen thuộc của bé, các thức ăn khác chỉ với số lượng ít, bé ăn được thì tốt mà không ăn được thì thôi, tuyệt đối không chuyển toàn bộ sang thức ăn khác. Để phòng trường hợp trẻ thiếu vitamin và khoáng chất trong giai đoạn này
Giai đoạn trẻ 1 tuổi biếng ăn
Bắt đầu từ tháng thứ 11, tình trạng biếng ăn xẩy ra phổ biến ở một số trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ trong giai đoạn này hay bị ốm ( do thiếu hụt sức đề kháng tạo khoảng trống miễn dịch – xem thêm bài viết Sai lầm kiến thức về tăng miễn dịch, con ” ốm triền miên” không dứt). Một điểm nghịch lý mà rất nhiều cha mẹ mắc phải trong giai đoạn này là ép con ăn khi con đang ốm hoặc mới ốm dậy. Đây là lý do chủ yếu dẫn đến tính trạng biếng ăn tâm lý trong giai đoạn này và về sau của trẻ.
Tình trạng biếng ăn do cơ thể ốm yếu là rất bình thường ( kể cả ở người lớn hay trẻ nhỏ) vì vậy, trong giai đoạn này ( trẻ từ 11 tháng đến 15-16 tháng tuổi) cha mẹ nên cho con ăn những món ăn con ưa thích, dễ tiêu hóa, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin. Với trẻ duy trì tình trạng biếng ăn quá 30 ngày sau khi khỏi ốm, cha mẹ có thể bổ sung cho con sản phẩm siro kích thích ăn ngon, nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần hỗ trợ cơ thể phục hồi sau ốm như:
- Sữa ong chúa: vừa giúp tăng chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể trẻ vừa là một kháng sinh tự nhiên giúp phòng bệnh
- Cao tầm xuân ( vitamin C): l à chất chống oxy hóa tốt, giúp loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân gây mệt mỏi cho cơ thể.
- Vitamin nhóm B: giúp tăng chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ngoài ra, một sai lầm mà cha mẹ cần tránh trong giai đoạn này là vì nóng lòng muốn con ăn tốt trở lại mà cho con dùng men tiêu hóa hoặc các chế phẩm ăn ngon chứa lysin, taurin. Những chế phẩm này đem lại hiệu quả thèm ăn ngay lập tức nhờ việc tăng phân tách, tiêu hóa thức ăn nhưng lại dễ gây ra phụ thuộc và làm trầm trọng nguy cơ biếng ăn của trẻ sau này.
Giai đoạn trẻ biếng ăn từ 15-16 tháng đến 2 tuổi
Trong giai đoạn này, nhiều trẻ đã chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm, vì vậy việc thay đổi này cũng cần thời gian để cơ thể trẻ thích nghi. Để trẻ thích nghi với sự chuyển đổi này, cha mẹ cần lưu ý:
- Tuân theo nguyên tắc 80:20 ( 80% khẩu phần ăn là thức ăn quen thuộc, 20% là thức ăn mới cho bé tập làm quen)
- Không ép trẻ ăn hoặc tạo các áp lực tâm lý khi trẻ không chịu ăn thức ăn mới
- Không sử dụng các biên pháp kích ăn phản khoa học như cho bé đi ăn rong, chơi điện tử, xem tivi khi ăn bởi sẽ khiến trẻ lơ đãng khi ăn, vừa làm tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn, vừa làm trẻ dễ bị đau dạ dày, tiêu hóa kém, kém hấp thu do não không tập trung vào việc chỉ huy hệ tiêu hóa hoạt động.
- Thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn đa dạng và đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột – protein – lipid – vitamin và khoáng.
Một lưu ý nữa cho cha mẹ trong giai đoạn này đó là nếu tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài quá 1 tháng và kèm theo hiện tượng sút cân thì cha mẹ nên cho bé sử dụng sản phẩm bổ trợ giúp tăng chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể để hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể trẻ, giúp trẻ thèm ăn tự nhiên.
Theo thống kê, khoảng 80% trẻ biếng ăn do gặp vẫn đề về tâm lý. Vì vậy, khi trẻ biếng ăn, cha mẹ hãy bình tĩnh và tìm hiểu kỹ các nguyên nhân và lựa chọn giải pháp khắc phục phù hợp với từng giai đoạn của trẻ.