Trẻ nôn trớ khi ăn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng bởi tình trạng này thường không rõ nguyên nhân. Điều này khiến cho các bậc cha mẹ cảm thấy áp lực, căng thẳng. Theo các chuyên gia, nôn trớ ở trẻ em chia làm 2 dạng: nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý.
Nôn trớ sinh lý
Nôn trớ sinh lý thường thấy ở 60% các bé sơ sinh và nhũ nhi khoẻ mạnh, có những đặc điểm như không nôn nhiều, không nôn vọt, bé chỉ nôn ra thức ăn lỏng…
Sở dĩ có hiện tượng này là do khi mới chào đời, dạ dày của bé hiện vẫn còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín, thể tích dạ dày nhỏ. Bé lại hay nằm nhiều, thức ăn dễ ứ đọng lâu trong dạ dày làm bé dễ bị nôn trớ. Bé sẽ tự động hết nôn trớ trào ngược khi được 12 – 18 tháng.
Ngoài ra, nôn trớ sinh lý có thể do tác động bên ngoài như mẹ cho bé bú sữa hoặc ăn chưa đúng cách như cho bé ăn quá nhiều, bú quá no, ngậm vú giả, pha sữa, bú bình không đúng cách, ăn thức ăn mới lạ…
Chuyển sang các thức ăn khô là một giải pháp hiệu quả đối với trường hợp trẻ ăn dặm hay bị nôn trớ sinh lý.
Nôn trớ bệnh lý
Nôn trớ bệnh lý xảy ra khi bé gặp bất thường như tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị và nhiều bệnh lý viêm nhiễm, chuyển hoá hay tác dụng ngoại ý của thuốc.
Đặc biệt, nôn trớ bệnh lý cũng hay thường gặp ở những trẻ có hệ vi sinh đường ruột bất ổn. Bởi giữa ruột và não có một mối liên hệ mà thông qua đó não có thể điều khiển cường độ co thắt của ruột và có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa chức năng ( FGIDs), bao gồm cả hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Giải pháp khắc phục nôn trớ khi ăn ở trẻ em
Đối với bé bú mẹ, mẹ nên canh thời gian khi cho bé bú, trung bình 15-20 phút là đủ. Thời gian cho bé bú không nên quá 30 phút để tránh bé nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú … Mẹ không nên để bé nằm bú vì tư thế này dễ khiến bé bị sặc và trớ sữa, đồng thời mẹ cũng không nên để bé quấy khóc khi bú vì bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày.
Nếu bé bú bình, mẹ nhớ lưu ý để sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2h, tối đa là 4-5h.
Sau khi bé bú, mẹ cần bế bé theo tư thế thẳng 10 – 15 phút, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi xoa nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. Nếu bé đã ăn dặm, mẹ không nên ép bé ăn nhiều mà nên chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết.
Với những trẻ bị nôn trớ bệnh lý thì cha mẹ cần cho bé đi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Hiện này, sản phẩm men vi sinh chứa các lợi khuẩn L. Reuteri và L. Rhamnosus đang được các bác sĩ sử dụng như một giải pháp đầu tay cho những trường hợp trẻ nôn trớ bệnh lý bởi một số lý do như sau:
- Sản phẩm men vi sinh ( lợi khuẩn) an toàn cho trẻ
- Chủng lợi khuẩn L. Reuteri được chứng minh hơn 100 nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cho thấy khả năng giảm hội chứng ruột kích thích ở trẻ em ( IBS), rối loạn tiêu hóa chức năng( FGIDs), chống viêm dạ dày ruột cấp, chống đau bụng quặn.
- Đây là phương pháp điều trị lâu dài, hiệu quả.
2 lợi khuẩn thế hệ mới L. Reuteri và L.Rhamnosus hiệu quả trong điều trị nôn trớ bệnh lý ở trẻ
Như vậy, để giảm nôn trớ hiệu quả cho bé khi ăn cũng như tiết kiệm công sức và thời gian cho mẹ, mẹ nên có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân nôn trớ cũng như các biện pháp xử lý nôn trớ ở trẻ, đặc biệt là sản phẩm men vi sinh phù hợp với trẻ nôn trớ. Khi trẻ không còn nôn trớ, chắc chắn trẻ sẽ ăn uống được tốt hơn, hấp thu tốt hơn.