Rửa mũi cho trẻ em là giải pháp đơn giản và hiệu quả để phòng và hỗ trợ điều trị các bênh lý đường hô hấp ở trẻ. Buona đã kết hợp với phòng khám chuyên khoa Nhi – Hô Hấp Họa Mi để xây dựng video hướng dẫn các cha mẹ thực hiện thao tác rửa mũi cho trẻ.
Nội dung bài viết
Khi nào nên rửa mũi cho trẻ?
Rửa mũi cho trẻ có thể tiến hành hàng ngày với trẻ thường xuyên có các vấn đề tại mũi như nghẹt mũi, sổ mũi, nhiều dịch.
Với trẻ thường xuyên bị các bệnh lý hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa thì việc rửa mũi được khuyến cáo ngay khi thấy trẻ có hiện tưởng sổ mũi.
Nên thực hiện thao tác rửa mũi khi nào?
Việc rửa mũi nên thực hiện hàng ngày, liên tục cho đến khi trẻ hết các triệu chứng tại mũi như sổ mũi, nghẹt mũi.
Thời gian rửa mũi thường là sau khi trẻ tắm và trước khi ăn, tần suất từ 1-3 lần mỗi ngày tùy thuộc vào khả năng chấp nhận và tình trạng bệnh lý của trẻ.
Rửa mũi bằng dung dịch gì?
Phổ biến nhất được các bậc cha mẹ hay sử dụng để rửa mũi cho con đó là nước muối sinh lý. Tuy nhiên, cần lưu ý nên sử dụng nước mối đóng chai, đảm bảo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Không nên sử dụng muối tự pha vì có nguy cơ pha sai nồng độ muối hoặc pha nước bị nhiễm khuẩn, không đạt tiêu chuẩn. Điều này có thể gây ra những hậu quả xấu làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ.
Với những trẻ có niêm mạc mũi nhạy cảm, viêm mũi, viêm xoang thì nên sử dụng sản phẩm muối sinh lý kết hợp với Ectoin bởi Ectoin sẽ giúp giữ ẩm, làm dịu niêm mạc mũi trẻ đồng thời tạo thành một màng sinh học giúp ngăn chặn sử xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân gây dị ứng sau khi rửa mũi tốt hơn.
Với những trẻ nghẹt mũi, sổ mũi nặng, nên sử dụng dung dịch muối ưu trương 3%, kết hợp với Natri Hyaluronate để tăng hiệu quả làm loãng dịch, tống đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi. Thành phần Natri Hyaluronate là quan trọng trong việc làm ẩm, tăng khả năng êm dịu, giảm kích ứng của muối 3% với niêm mạc mũi trẻ. Việc sử dụng muối ưu trương đơn độc có thể làm giảm khả năng tuân thủ ở trẻ.
Rửa mũi bằng dung cụ nào?
Hiện nay trên thị trường có nhiều dụng cụ rửa mũi, tuy nhiên, đặc điểm mũi trẻ em có cấu tạo nhỏ, với các xoang mũi còn chưa phát triển hết và niêm mạc mũi còn yếu ớt, vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để đảm bảo rửa mũi cho trẻ được hiệu quả, an toàn:
- Chỉ chọn dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cho trẻ em.
- Ưu tiên dụng cụ rửa mũi có khả năng chia nhỏ dung dịch giúp đi sâu vào bên trong hơn là các dụng cụ rửa mũi dựa vào áp lực dòng nước để tống đẩy dịch.
- Lựa chọn các dụng cụ nhỏ gọn, hạn chế âm thanh, không có nhiều dây nối khi vận hành sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm, dễ hợp tác hơn.
Thao tác rửa mũi cho trẻ
Mời các cha mẹ xem thao tác rửa mũi cho trẻ thực hiện bởi KTV của phòng khám Họa Mi.