Trẻ em có triệu chứng COVID-19 nhẹ có thể ở nhà với người chăm sóc trong suốt quá trình hồi phục
mà không cần nhập viện.
Nếu ba, mẹ đang chăm sóc một em nhỏ nghi có hoặc có thể có COVID-19, điều quan trọng là phải làm
theo các điều dưới đây để bảo vệ chính mình và những người khác trong nhà, cũng như những người
trong cộng đồng của mình.
Nội dung bài viết
Triệu chứng của COVID-19
– Sốt
– Ho
– Khó thở
Lưu ý, ba, mẹ cần theo dõi các triệu chứng của con:
– Theo dõi các triệu chứng của con quý vị theo chỉ dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe hoặc Cơ quan Y tế Công cộng.
– Theo dõi các triệu chứng xấu đi, chẳng hạn như thở nhanh, khó thở, hay nhầm lẫn, không thể
nhận ra quý vị, ớn lạnh do sốt hoặc sốt không giảm khi dùng thuốc hạ sốt (ví dụ: ibuprofen,
acetaminophen) trong hơn 12 giờ.
– NẾU TRẺ EM CÓ TRIỆU CHỨNG NẶNG, Gọi cấp cứu và hãy nói với người điều phối rằng em nhỏ có COVID-19. Nếu đến bệnh viện bằng xe riêng, hãy gọi trước tới bệnh viện và cho họ biết rằng em nhỏ có COVID-19.
Giữ tay sạch
– Rửa tay mình và tay em nhỏ thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc
biệt là sau khi có bất kỳ loại tiếp xúc nào với trẻ (ví dụ: thay tã) và sau khi tháo găng tay.
– Nếu xà phòng và nước không có sẵn và nếu tay quý vị trông không bẩn, hãy dùng chất khử
trùng có cồn (ABHS) có chứa ít nhất 60% cồn. Nếu tay trông bẩn, trước tiên lau sạch bụi bẩn
bằng khăn ướt, sau đó dùng ABHS.
– Lau khô tay bằng khăn giấy dùng một lần.
– Nếu không có sẵn, dùng khăn có thể tái sử dụng và thay thế khi khăn ướt. Không dùng chung
khăn.
– Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa và khuyến khích các con không chạm
vào mặt chúng.
Tránh lây nhiễm cho người khác
– Em nhỏ nên ở trong nhà hoặc ở ngoài trời có người trông, không nên chơi với bạn bè hoặc đến
trường hoặc đến các khu vực công cộng, và không nên đến gần người khác trong khoảng cách 2
mét nếu có thể.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân với em nhỏ, như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn trải
giường, đồ dùng hoặc thiết bị điện tử.
– Không dùng chung đồ ăn thức uống.
– Dùng phòng tắm riêng với trẻ nếu có thể. Nếu không thể, đạy nắp bồn cầu xuống trước khi xả
nước.
– Đối với các bà mẹ cho con bú: điều này có lợi cho sức khỏe của con, quý vị nên tiếp tục cho con
bú. Nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với bệnh.
– Nếu mẹ đang cho con bú bằng sữa công thức hoặc sữa vắt, hãy khử trùng thiết bị cẩn thận
trước mỗi lần sử dụng và không dùng chung bình sữa hoặc bơm vắt sữa.
Giữ môi trường ở sạch sẽ
– Bỏ khẩu trang, găng tay đã dùng và các vật dụng bị nhiễm bẩn khác vào thùng có lót, đóng chặt
lại và bỏ đi cùng với vật phế thải khác của gia đình.
– Đặt đồ giặt có thể bị nhiễm trùng vào thùng chứa có lót nhựa và đừng lắc. Giặt bằng xà phòng
giặt thông thường và nước nóng (60-90 °C) và sấy khô. Quần áo và khăn trải giường của trẻ có
thể giặt cùng với các đồ giặt khác. Nên đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với đồ
giặt bị nhiễm trùng.
– Ít nhất một lần mỗi ngày, dùng chất tẩy trùng bề mặt cứng đã được chấp thuận để khử trùng
các bề mặt mà mọi người trong nhà thường xuyên chạm vào (ví dụ: nhà vệ sinh, hộp đựng đồ
giặt, bàn cạnh giường, tay nắm cửa, điện thoại và bộ phận điều khiển từ xa). Làm sạch màn hình
cảm ứng bằng khăn lau cồn 70%.
Tự bảo vệ mình
– Chỉ có một người khỏe mạnh nên chăm sóc trẻ, nhưng mọi người trong nhà bạn nên làm theo
hướng dẫn này.
– Những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn từ COVID-19 không nên chăm sóc trẻ
mắc bệnh COVID-19. Những người này bao gồm người cao tuổi, những người mắc bệnh mạn
tính (ví dụ, bệnh tim, tiểu đường) hoặc hệ thống miễn dịch đã bị suy yếuTự bảo vệ mình
– Chỉ có một người khỏe mạnh nên chăm sóc trẻ, nhưng mọi người trong nhà bạn nên làm theo
hướng dẫn này.
– Những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn từ COVID-19 không nên chăm sóc trẻ
mắc bệnh COVID-19. Những người này bao gồm người cao tuổi, những người mắc bệnh mạn
tính (ví dụ, bệnh tim, tiểu đường) hoặc hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu.
Theo dõi các triệu chứng của bản thân
– Tự theo dõi bản thân về các triệu chứng và làm theo bất kỳ lời khuyên nào của cơ quan y tế công
cộng địa phương về việc tự cô lập.
– Nếu quý vị thấy các triệu chứng dù nhẹ, hãy cách ly bản thân càng nhanh càng tốt và liên hệ với
Cơ quan Y tế Công cộng địa phương để được hướng dẫn thêm.
Nên chuẩn bị sẵn những vật tư này:
□ Khẩu trang (đừng dùng lại)
□ Bảo vệ mắt (tấm chắn mặt hoặc kính bảo hộ) để người chăm sóc dùng
□ Găng tay dùng một lần (đừng dùng lại) để người chăm sóc dùng
□ Khăn giấy dùng một lần
□ Giấy xốp (tissue paper)
□ Thùng chứa chất thải có lót plastic
□ Nhiệt kế
□ Thuốc không kê đơn để hạ sốt (ví dụ: ibuprofen hoặc acetaminophen)
□ Nước máy
□ Xà phòng
□ Chất khử trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn
□ Tủ thuốc điều trị các triệu chứng covid-19: cặp nhiệt độ, thuốc hạ sốt ( hapacol 250), Nhỏ mũi, xịt mũi ( Nebial 3%), xúc họng ( Petadin ), Siro tăng đề kháng ( Difesa), Oresol vị hoa quả
□ Chất tẩy rửa và khử trùng
□ Chất khử trùng bề mặt cứng, hoặc nếu không có sẵn, chất tẩy trắng đậm đặc (5%) và
một hộp đựng riêng để pha loãng
□ Khăn lau cồn
Cuối cùng, việc bồi bổ cơ thể, bổ sung dinh dưỡng nhiều vitamin C từ hoa quả, rau củ, uống nhiều nước và tạo tâm lý thoải mái, không lo lắng cho trẻ đóng vai trò quan trong giúp quá trình phục hồi nhanh hơn. Đừng lạm dụng các thuốc như hạ sốt, kháng sinh, kháng viêm , thuốc điều trị covid ( không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi).
Theo tài liệu hướng dẫn của chỉnh phủ canada.